Nguồn gốc Giấy_Tuyên

Truyền thuyết

Theo truyền thuyết, thời Đông Hán một người dân Tuyên Châu tên là Khổng Đan theo Sái Luân học nghề sản xuất giấy. Khi trở về quê hương ông muốn vẽ lại chân dung thầy dạy, nhưng không thể tìm được nguyên vật liệu làm giấy phù hợp. Ngẫu nhiên ông nhìn thấy một cây thanh đàn đổ xuống nước và vỏ cây đã rã ra, để lại những sợi tơ trắng như tuyết và chợt cảm nhận được đó chính là loại nguyên vật liệu mà ông tìm kiếm bấy lâu nay, từ đó mà có giấy từ vỏ cây thanh đàn. Sau này, trong nghề sản xuất giấy Tuyên, nếu chỉ dùng vỏ cây thanh đàn mà không pha trộn thêm rơm thì người ta đều gọi chung là “giấy Đan”.

Lịch sử

Giấy Tuyên được đề cập tới lần đầu tiên trong các sách cổ Lịch đại danh họa ký[1]Tân Đường thư[2]. Giấy Tuyên nguyên thủy được sản xuất trong thời nhà Đường tại huyện Kính, Tuyên Châu, vì thế mà có tên gọi giấy Tuyên (Tuyên chỉ). Trong thời Đường thì giấy thường là hỗn hợp sợi gai dầu (loại sợi được sử dụng đầu tiên trong sản xuất giấy tại Trung Quốc) và dâu tằm.[3] Vào thời Tống thì nghề tiểu thủ công nghiệp sản xuất giấy tại Huy ChâuTrì Châu dần dần được chuyển tới huyện Kính.

Phát triển

Cuối thời Tống, một người sản xuất giấy Tuyên tên là Tào Đại Tam đã dẫn người trong tộc chạy loạn tới huyện Kính. Tào Đại Tam cải tiến công nghệ, sử dụng vỏ thanh đàn để làm giấy, rồi truyền thụ nghề cho người trong tộc để mưu sinh. Trải qua trên 700 năm thăng trầm, dù thời thế nhiều đổi thay nhưng bí quyết công nghệ trong sản xuất giấy Tuyên vẫn do người họ Tào nắm giữ.

Liên quan